Từ sau ngày giải phóng đến năm 1984, hạ tầng thương mại Đà Nẵng chỉ có chợ Hàn, chợ Cồn là điểm nhấn đáng chú ý. Đến nay, thành phố đã hình thành một hệ thống thương mại gồm 6 trung tâm thương mại tổng hợp, 35 siêu thị chuyên doanh và tổng hợp, 126 đơn vị kinh doanh lớn, 27.000 cửa hàng, cửa hiệu chuyên doanh và 86 chợ truyền thống.
Thành phố đã kêu gọi đầu tư và xây dựng hàng loạt khu phức hợp thương mại đa chức năng mang tầm cỡ cấp quốc tế như Indochina Riverside, Vĩnh Trung Plaza… Trong quy hoạch, thành phố sẽ đầu tư phát triển mới 21 trung tâm thương mại, bách hóa tổng hợp, siêu thị có quy mô lớn phân bố hợp lý ở các quận, huyện như: dự án Tháp đôi Viễn Đông Meridian, Golden Square, Đà Nẵng Center, TTTM Đa Phước, Đại Siêu thị Hùng Vương, Khu phức hợp thương mại dịch vụ cao tầng tại khu đất mặt tiền các đường Hùng Vương - Ngô Gia Tự - Lê Duẩn - Triệu Nữ Vương (quận Hải Châu), dự án Trung tâm mua sắm Đà Nẵng (Thanh Khê), dự án Siêu thị giá rẻ Liên Chiểu, Khu thương mại Ga mới Đà Nẵng (Liên Chiểu), TTTM Thế giới Đà Nẵng - World Trade Center (Sơn Trà), Siêu thị Bắc Mỹ An, TTTM Ngũ Hành Sơn (Ngũ Hành Sơn), TTTM Hòa Cầm, Khu thương mại bến xe trung tâm, Siêu thị Hòa Xuân (Cẩm Lệ), Siêu thị giá rẻ - Khu Công nghệ cao, Siêu thị Túy Loan, Siêu thị Hòa Sơn, Siêu thị quy mô nhỏ Hòa Tiến (Hòa Vang).
Đà Nẵng đã hình thành Khu phố đêm Nguyễn Kim và định hướng phát triển một số tuyến phố chuyên doanh Bạch Đằng, Trần Hưng Đạo, Hoàng Sa, Trường Sa, Nguyễn Tất Thành với các dịch vụ: du lịch, nhà hàng, khách sạn, vui chơi giải trí. Đường Nguyễn Văn Linh: dịch vụ tài chính. Đường Lê Duẩn, Phan Châu Trinh, Hùng Vương: phố thời trang; các điểm phân phối, mua bán sản phẩm lưu niệm của thành phố phục vụ khách du lịch tại các khu thương mại và các điểm du lịch. Khu phố buôn bán hàng mỹ nghệ Công viên Văn hóa lịch sử Ngũ Hành Sơn.