Vị trí: Thôn Quá Giáng, xã Hòa Phước, huyện Hòa Vang

Vết tích Chăm:
- Tại chỗ: Một đầu tượng thần và các đế tượng được tôn tạo thành tượng thờ trong miếu Bà. Một bệ đá có ô vuông rỗng ở giữa, bị che lấp dưới móng nhà dân. Hai lanh tô đá được sử dụng lại tại cổng đình. Nhiều mảnh vỡ đá và gạch Chăm rải rác trong khu vực.
- Đã mang về bảo tàng: Một bệ thờ, 33 đầu tượng thần, 9 chóp trụ, 3 tượng thần phương hướng, 1 tượng vũ công.
Nhận xét:
- Ở đây đã có một nhóm tháp Chăm, vào đầu thế kỷ 20 vẫn chưa đổ nát hoàn toàn. Nhiều đầu tượng cùng kích thước, có phần chốt ở dưới hoặc ở sau, cho thấy một kiểu trang trí tường tháp đặc thù, với các đầu tượng sa thạch gắn với phần thân tượng được chạm nổi trực tiếp trên bề mặt gạch của mặt ngoài tường tháp, như còn nhìn thấy ở tháp B5 di tích Mỹ Sơn, được xác định niên đại khoảng thế kỷ 10
