Ngân Hàng Phát Triển Việt Nam(VDB)-Chi Nhánh Đà Nẵng
 

 

 Ngân Hàng Phát Triển Việt Nam - Trưởng Thành Cùng Đất Nước (01/02/2012)

 

Vào đúng ngày kỷ niệm 116 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, ngày 19/5/2006, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 108/2006/QĐ-TTg thành lập Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) trên cơ sở tổ chức lại hệ thống Quỹ Hỗ trợ phát triển.

Trải qua 5 năm hình thành và hoạt động của VDB theo mô hình mới, một thời gian chưa phải là dài đối với một tổ chức song tập thể 3.000 cán bộ viên chức VDB đã nỗ lực không ngừng, sáng tạo, đoàn kết, vượt qua thách thức, hoàn thành nhiệm vụ được giao và VDB đã từng bước phát huy vai trò của một Ngân hàng chính sách của Chính phủ, trở thành một định chế tài chính quan trọng cung cấp nguồn lực tài chính cho tăng trưởng kinh tế, có những đóng góp nhất định vào sự thành công của các doanh nghiệp, các tập đoàn kinh tế và tăng trưởng kinh tế của đất nước. Kết quả hoạt động của VDB gắn liền với kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm qua của Chính phủ, là một mốc son trong tiến trình phát triển của đất nước.

Bước vào những năm đầu của thập kỷ 1990, đường lối cải cách kinh tế của Đảng và Nhà nước ngày càng được khẳng định rõ nét và đi vào thực tiễn sâu rộng theo hướng đổi mới toàn diện cơ chế quản lý kinh tế, chuyển từ hình thức kế hoạch hóa tập trung, bao cấp sang cơ chế kế hoạch hóa định hướng, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước. 
Lĩnh vực đầu tư và xây dựng có những thay đổi mang tính đột phá nhằm huy động tối đa các nguồn vốn thuộc các thành phần kinh tế để thu hút vốn đầu tư phát triển kinh tế. 
Chính sách đầu tư nhà nước thời kỳ này có những thay đổi quan trọng với việc cơ cấu chi ngân sách nhà nước thay đổi theo hướng đối với các dự án đầu tư có khả năng thu hồi vốn chuyển sang cơ chế cho vay vốn để đầu tư, theo đó, khuyến khích doanh nghiêp tự đầu tư, tự vay, tự trả, tự chịu trách nhiệm về kết quả đầu tư; đối với những dự án cần khuyến khích đầu tư, nằm trong chương trình kinh tế của Chính phủ, tạo đà cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế quốc dân, được Chính phủ bố trí kế hoạch đầu tư và cho vay đầu tư có hoàn lại với lãi suất ưu đãi. Vốn cấp phát của Nhà nước chỉ chi cho những công trình quan trọng có ý nghĩa an ninh, quốc tiếp. phòng, các dự án lớn, công trình lớn không có khả năng thu hồi vốn trực tiếp. 
Trong thời kỳ này, vốn ngân sách nhà nước dành cho đầu tư xây dựng cơ bản được thực hiện thông qua 2 kênh là:
- Cấp phát trực tiếp cho dự án đầu tư theo hình thức không hoàn lại
- Cho vay theo kế hoạch nhà nước với tính chất ưu đãi có hoàn lại vốn và trả lãi. 
Hình thức cho vay với lãi suất ưu đãi theo kế hoạch của nhà nước gọi là tín dụng đầu tư nhà nước. Cụm từ "tín dụng đầu tư nhà nước" ra đời và được sử dụng từ đó trong các văn bản chế độ quản lý về đầu tư và xây dựng.

 

Cho đến thời điểm hiện nay, toàn hệ thống NHPT có 02 Sở Giao dịch, 05 Chi nhánh khu vực và 49 Chi nhánh NHPT tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

 

 
Gửi bình luận của bạn
Họ tên (*)     Email (*) 
Tiêu đề
Nội dung gửi
Đính kèm ảnh

Bạn có thể gửi tối đa mỗi lần 5 ảnh, mỗi ảnh có dung lượng không quá 512Kb.
Kiểu ảnh cho phép jpg, png, gif, bmp

Mã bảo mật
Nhập lại mã được hiển thị ở trên vào ô dưới đây
   
 

Bản quyền của Ủy ban nhân dân Thành phố Đà Nẵng
Giấy phép: 612/GP-STTTT cấp ngày 21 tháng 10 năm 2016  
Trụ sở cơ quan: Cổng Thông tin điện tử thành phố Đà Nẵng 
Địa chỉ: 24 Trần Phú, Q. Hải Châu, TP. Đà Nẵng. Email: toasoan@danang.gov.vn
Điện thoại:  (84 236) 3826338, Fax (84 236) 3821286

Chung nhan Tin Nhiem Mang